Bạn đang đang lập kế hoạch đi Nhật Bản làm việc. Bạn tính toán và tìm hiểu rất nhiều và vấn đề bạn đang bối rối chính là việc bạn chưa từng nói chuyện hoặc làm việc với người Nhật. Vậy làm thế nào để có thể gây ấn tượng và lọt vào mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là những chia sẻ của những người đã từng sống và làm việc tại nhật bản nhiều năm về cách thi đỗ phỏng vấn đơn hàng đi Nhật !
Văn hoá của Nhật Bản khác với văn hoá của Việt Nam. Do đó, sắc thái biểu hiện của ngôn ngữ cũng có những nét đặc thù riêng. Bên cạnh đó người Nhật rất coi trọng lễ nghi phép tắc. Khi trình độ tiếng Nhật của chúng ta còn hạn chế thì cách duy nhất để đạt điểm cao từ nhà tuyển dụng chính là biểu hiện thái độ. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy rằng: “Bạn này có thái độ tốt thì trong công việc cũng sẽ hoàn thành tốt”.
I. Kinh nghiệm phỏng vấn đơn hàng đi Nhật với người Nhật
Trình tự thông thường của một buổi phỏng vấn như sau:
1. Vào phòng phỏng vấn
2. Chào hỏi và giới thiệu bản thân
3. Những câu hỏi của nhà tuyển dụng và cách trả lời của bạn
4. Câu hỏi của bạn cho nhà tuyển dụng
Sau đây, hãy cùng Công ty xuất khẩu lao động uy tín JVNET đi vào phân tích cụ thể từng vấn đề để hiểu rõ hơn nhé!
1. Vào phòng phỏng vấn:
– Trước khi bước vào phòng phỏng vấn các bạn phải gõ cửa phòng 2 lần (ở Việt Nam cũng vậy nhưng không có quy định cụ thể là gõ cửa mấy lần. Đây là phép lịch sự tối thiểu khi vào phòng nhé).
– Khi khách nói “はい、どうぞ“ “hai, douzo” có nghĩa là “vâng, xin mời vào” thì bạn mở cửa phòng cúi người và nói ”しつれいします“ “ shitsureshimasu” có nghĩa là “Tôi xin phép ạ”.
– Đóng cửa nhẹ nhàng và giới thiệu về tên của mình “わたしは NGUYEN DUC TRUNG です。どうぞ、よろしくおねがいします““watashi wa NGUYEN DUC TRUNG desu. Douzo, yoroshiku onegaishimasu” có nghĩa là “ Tôi tên là NGUYỄN ĐỨC TRUNG. Rất mong nhận được sự giúp đỡ”
– Khi khách mời bạn ngồi, trước khi ngồi xuống ghế bạn nên nói lại một lần câu ”しつれいします“ “ shitsureshimasu” có nghĩa là “Tôi xin phép ạ”.

2. Chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật trong phỏng vấn
– Cúi người và chào khách
– Giới thiệu tên, tuổi, quê quán, gia đình
– Sở thích
– Nguyện vọng
Cúi người và chào khách
Trong lần gặp đầu tiên người Nhật thường có câu “はじめまして” “hajimemashite”
Có nghĩa là “ rất vui được gặp bạn”. Đây là cách chào hỏi phổ biến của người Nhật. các bạn hãy ghi nhớ nhé!
– Trong văn hoá cúi chào của người Nhật thường có 3 cấp độ: 150 , 300 , 450. Tuỳ mức độ thân thiết mà người Nhật cúi chào theo cấp độ khác nhau. Đối với người đi phỏng vấn và lại là lần đầu gặp gỡ bạn nên chọn cách chào hỏi ở mức độ lịch sự nhất là cúi chào 450
– Khi chào hỏi cũng như trong suốt buổi phỏng vấn bạn nên thể hiện bằng khuôn mặt tươi tắn, nhìn thẳng vào đối phương với thái độ và ảnh mắt chân thành.
Hình ảnh minh họa cách cúi chào của người Nhật
Cách g
iới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật
– Giới thiệu tên:
“わたしは NGUYEN VAN A です。” “watashi wa NGUYEN VAN A desu” “Tôi tên là NGUYỄN VĂN A”
– Giới thiệu tuổi:
“23歳です。” “nijuusansai desu” “Tôi 23 tuổi”
Cách viết và đọc một số độ tuổi | |||
Độ tuổi | kanji | hiragana | Cách đọc |
19 tuổi | 十九歳 | じゅうきゅうさい | juukuusai |
20 tuổi | 二十歳 | はたち | hatachi |
21 tuổi | 二十一歳 | にじゅういっさい | nijuuissai |
22 tuổi | 二十二歳 | にじゅうにさい | nijuunisai |
23 tuổi | 二十三歳 | にじゅうさんさい | nijuusansai |
24 tuổi | 二十四歳 | にじゅうよんさい | nijuuyonsai |
25 tuổi | 二十五歳 | にじゅうごさい | nijuugosai |
26 tuổi | 二十六歳 | にじゅうろくさい | nijuurokusai |
27 tuổi | 二十七歳 | にじゅうななさい | nijuunanasai |
28 tuổi | 二十八歳 | にじゅうはっさい | nijuuhassai |
29 tuổi | 二十九歳 | にじゅうきゅうさい | nijuukuusai |
30 tuổi | 三十歳 | さんじゅっさい | sanjussai |
– Giới thiệu quên quán và nơi sống
“ハノイからきました。“ / Hanoi kara kimashita / : Tôi đến từ Hà Nội
”ハノイにすんでいます“ / Hanoi ni sundeimasu / : Tôi sống ở Hà Nội
“わたしのふるさとはハノイです”/ watashinofurusato wa Hanoi desu / : Quê tôi ở Hà Nội
Bạn có thể sử dụng một trong ba câu giới thiệu về quê quán trên.
– Giới thiệu về gia đình:
“かぞくは5人です。” / kazoku wa gonin desu/: Gia đình tôi có 5 người
Sở thích
Mỗi người chúng ta đều có một hoặc một vài sở thích nào đó, bạn nên nói ra một vài sở thích của mình mà những sở thích đó không làm ảnh hưởng gì đến công việc ví dụ như: Chơi thể thao (bóng đá, cầu lông…), nghe nhạc, đọc sách, đi dạo…
わたしのしゅみはサッカーです。 / watashinoshumi wa sakka desu/: Sở thích của tôi là bóng đá.
Một số từ vựng thay thế:
1 |
およぎ / すいえい |
泳ぎ/水泳 |
bơi |
2 |
ダンス |
|
Nhảy |
3 |
うた |
歌 |
Ca hát |
4 |
おんがく |
音楽 |
Âm nhạc |
5 |
ピアノ |
|
Đàn piano |
6 |
ギター |
|
Đàn guitar |
7 |
えいが |
映画 |
Xem phim |
8 |
テレビゲーム |
|
Trò chơi điện tử |
9 |
どくしょ |
読書 |
Đọc sách |
10 |
さいほう |
裁縫 |
May vá |
11 |
ショッピング |
|
Mua sắm |
12 |
りょこう |
旅行 |
Đi du lịch |
13 |
つり |
釣り |
Câu cá |
14 |
スケートボード |
|
Trượt ván |
15 |
りょうり |
料理 |
Nấu ăn |
Nguyện vọng
Bạn hãy nói lên nguyện vọng của mình là tôi muốn đi nhật bản làm việc, hãy chọn tôi đi!
きぼうはにほんではたらくことです。チャンスをください。/ kibou wa nihon de hataraku koto desu. chansu wo kudasai/ : Nguyện vọng của tôi là muốn đến nhật làm việc. Hãy chọn tôi đi!
Cuối cùng, kết thúc màn chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng câu:
どうぞ、よろしくおねがいします。/douzo, yoroshiku onegaishimasu / : Xin cảm ơn mà rất mong nhận được sự giúp đỡ
Trong tiếng Nhật thì đây là 1 câu thông dụng trong lần gặp mặt đầu tiên, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và mong đối phương giúp đỡ mình. Đối với trường hợp giao tiếp thông thường như với bạn bè, không cần sự trang trọng, bạn có thể chỉ cần nói “よろしく”“Yoroshiku” .
Dưới đây là ví dụ về một bài chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật | |
はじめまして。 | Rất vui được làm quen |
わたしはNGUYEN VAN HUNG です。 | Tôi tên là Nguyễn Văn Hùng |
23さいです。 | Tôi 23 tuổi |
ハノイからきました。 | Tôi đến từ Hà Nội |
かぞくは5にんです。 | Gia đình tôi có 5 người |
わたしのしゅみはサッカーです。 | Sở thích của tôi là bóng đá |
きぼうはにほんではたらくことです。 | Nguyện vọng của tôi là muốn đi Nhật Bản làm việc |
チャンスをください。 | Hãy cho tôi cơ hội |
どうぞ、よろしくおねがいします。 | Xin cảm ơn và mong nhận được sự giúp đỡ |
Kinh nghiệm phỏng vấn đơn hàng đi Nhật
Thông qua bài giới thiệu bản thân của bạn thì nhà tuyển dụng sẽ biết được những thông tin cơ bản về bạn. Sau đó nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi dành cho bạn. Để nhận được thiện cảm, tránh mất điểm trước nhà tuyển dụng, khi phỏng vấn đơn hàng đi Nhật bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất: Giới thiệu bản thân nói to, rõ ràng. Luôn thể hiện vẻ mặt tươi tắn, vui vẻ . Điều này thể hiện bạn là một người khoẻ mạnh, có thái độ tích cực và hòa đồng. Do đó sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Thứ hai: Hãy tự tin, bình tĩnh nhìn thẳng về phía nhà tuyển dụng, thể hiện thái độ đúng mực, chú ý nắng nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Thứ ba: Trả lời ngắn gọn, xúc tích vào đúng trọng tâm của câu hỏi. Tránh lan man, trả lời dài dòng. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng mệt mỏi và sẽ khiến bạn bị mất điểm trước nhà tuyển dụng
Thứ tư: Bạn phải trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng theo như nội dung bạn đã viết trong CV (nếu có). Điều này thể hiện bạn là một người trung thực. Nếu bạn trả lời sai khác với nội dung đã viết trong CV thì bạn đang nói cho nhà tuyển dụng biết bạn là người nói dối và điều này là đại cấm kị
Thứ năm: Tác phong đi đứng và ngồi phỏng vấn cũng rất quan trọng. Người Nhật Bản rất chú trọng đến lễ nghi. Do đó đây cũng là một điểm cộng dành cho bạn nếu bạn làm tốt được điều đó, và cũng có thể là điểm trừ nếu bạn cợt nhả và không nghiêm túc.